Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn…
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giữ vững đà tăng trưởng các mặt hàng chủ lực
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, đạt 493.000 tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 1.107,0% về lượng và tăng 1.035,8% về trị giá so với năm 2022. Thị phần sầu riêng Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh lên 34,6%. Giá sầu riêng nhập khẩu trung bình từ Việt Nam đạt 4.332,2 USD/tấn.
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu Ngô Tường Vy cho rằng: Từ tháng 7/2022, sầu riêng tươi của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là lực đẩy khiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2023. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã hoàn thiện thủ tục và hồ sơ đề nghị Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam. Khi được cấp phép, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.
“Từ tháng 7/2022, sầu riêng tươi của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đây là lực đẩy khiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2023. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã hoàn thiện thủ tục và hồ sơ đề nghị Trung Quốc cấp phép nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam. Khi được cấp phép, triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu Ngô Tường Vy
Sầu riêng hiện vẫn là mặt hàng còn nhiều dư địa khai thác tại thị trường Trung Quốc. Trước đây, Thái Lan là thị trường cung cấp sầu riêng chủ yếu cho Trung Quốc. Sang năm 2023, thị phần sầu riêng Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm xuống còn 65,1%, đạt 929 nghìn tấn, trị giá 4,57 tỷ USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 18% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu bình quân từ thị trường Thái Lan ở mức 4.709,6 USD/tấn.
Sầu riêng là trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc. |
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 27,8% về lượng. Năm 2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và tăng 65,6% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2023 trung bình ở mức 4.709,6 USD/tấn.
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng trưởng bình quân 27,8% về lượng. Năm 2023, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, tăng 72,9% về lượng và tăng 65,6% về trị giá so với năm 2022. Giá sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc năm 2023 trung bình ở mức 4.709,6 USD/tấn.
Bên cạnh rau quả, thủy sản cũng là mặt hàng trọng điểm xuất khẩu vào Trung Quốc, nhất là mặt hàng tôm. Năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất (tính theo lượng) của Việt Nam, đạt 64,1 nghìn tấn, trị giá 516,4 triệu USD. Việt Nam cũng là thị trường cung cấp tôm các loại lớn thứ 4 cho Trung Quốc trong năm 2023.
Tập trung vào các mặt hàng tiềm năng
Thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao-su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với hơn 1,68 triệu tấn, trị giá 2,24 triệu USD, tăng 12,2% về lượng, nhưng giảm 3,4% về trị giá so với năm 2022.
Thị phần cao-su Việt Nam chiếm 20,97% trong tổng lượng cao-su nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023, cao hơn so với mức 19,89% của năm 2022. Dư địa cho mặt hàng này vẫn còn khá rộng khi năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 8,05 triệu tấn cao-su với trị giá 12,03 tỷ USD. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường cung cấp cao-su nhiều nhất cho Trung Quốc.
Thị phần cao-su Việt Nam chiếm 20,97% trong tổng lượng cao-su nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023, cao hơn so với mức 19,89% của năm 2022. Dư địa cho mặt hàng này vẫn còn khá rộng khi năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 8,05 triệu tấn cao-su với trị giá 12,03 tỷ USD. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường cung cấp cao-su nhiều nhất cho Trung Quốc.
Hạt tiêu cũng là một trong những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2024. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết: Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới.
Hiện hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương.
Đặc biệt, du lịch nội địa có xu hướng phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng, trong đó hạt tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu.
“Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới. Hiện hạt tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. Đặc biệt, du lịch nội địa có xu hướng phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng, trong đó hạt tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đen sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc trong năm 2023, lượng đạt xấp xỉ 3,36 nghìn tấn, trị giá 13,23 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 1% về trị giá so với năm 2022. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 32,39% trong năm 2022 lên 36,57% trong năm 2023.
Đối với mặt hàng sắn, trong năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát lớn thứ hai cho Trung Quốc với 722,79 nghìn tấn, trị giá 198,38 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2022. Thị phần sắn lát của Việt Nam chiếm 12,88% về lượng và chiếm 12,78% về trị giá trong tổng nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, cao hơn so với năm 2022. Về tinh bột sắn, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 31,42% về lượng và chiếm 30,39% về trị giá.
Có thể thấy, tiềm năng xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn vào thị trường Trung Quốc còn nhiều nhưng Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với sắn và tinh bột sắn của Thái Lan, Lào, Indonesia và Campuchia. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh và giữ vững thị trường này.